Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái chủ trì họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội In trang
10/09/2024 02:16 CH

Ngày 6/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái đã chủ trì Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024.

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu tại UBND các huyện, thành trong toàn tỉnh. Đây cũng là Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội đầu tiên của năm 2024 do tân Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái chủ trì.

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái yêu cầu tập trung vào chuyên đề giải ngân vốn đầu tư công và thu ngân sách Nhà nước. Lãnh đạo các sở ngành, địa phương đi thẳng vào các vấn đề đang tồn tại, có giải pháp tháo gỡ một cách thấu đáo (lộ trình, phương pháp, cách làm cụ thể), không thấy khó mà dừng lại.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, dẫn đến các dự án đầu tư công và các dự án liên quan không đạt tiến độ… Vì vậy, tháo gỡ được các tồn đọng giải ngân vốn đầu tư công sẽ tạo sự thông thoáng trong thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, thuận lợi cho công tác thu ngân sách Nhà nước… 

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tôn Thiện San trình bày Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công tháng 8 và 8 tháng năm 2024

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tôn Thiện San trình bày báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công tháng 8 và 8 tháng năm 2024

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024, do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tôn Thiện San trình bày, cho biết: Trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai các nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 2024 và đã đạt được một số kết quả như: Tình hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo theo kế hoạch đề ra, dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát; hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất khẩu, du lịch dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ; các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được chú trọng; duy trì và thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng, đảm bảo an sinh xã hội, công tác giảm nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đối tượng yếu thế, phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nátˮ trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã  hội cơ bản được giữ vững…

Lãnh đạo các sở ngành tham dự Hội nghị trực tiếp tại UBND tỉnh

Lãnh đạo các sở, ngành tham dự Hội nghị trực tiếp tại UBND tỉnh

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Phát sinh dịch bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại về tài sản của người dân (dịch bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại 5 địa phương, có 6.312 con mắc bệnh, 415 con bị chết).

Giải ngân vốn đầu tư công tỷ lệ đạt thấp (chỉ đạt 24,5% kế hoạch); công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, chưa kịp thời tháo gỡ.

Thu ngân sách chưa đạt kế hoạch; đến ngày 27/8/2024, một số khoản thu ngân sách đạt thấp như: thu thuế, phí, lệ phí 4.867,2 tỷ đồng, bằng 67,5% dự toán trung ương, bằng 60,8% dự toán địa phương, bằng 91,6% cùng kỳ; thu hải quan chỉ đạt 163,3 tỷ đồng, bằng 46,6% dự toán địa phương, giảm 20,4% so với cùng kỳ. 

Công tác thu hút đầu tư không đạt yêu cầu (lũy kế 8 tháng chỉ thu hút 01 dự án). Số doanh nghiệp thành lập mới giảm cả về số lượng và số vốn đăng ký (giảm 9,5% về số doanh nghiệp và 42,8% về vốn đăng ký), doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ (tăng 30,3%), doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ (tăng 5,5%). 

Lãnh đạo các sở ngành tham dự Hội nghị trực tiếp tại UBND tỉnh

Lãnh đạo các sở, ngành tham dự Hội nghị trực tiếp tại UBND tỉnh

Công tác quy hoạch còn chậm so với yêu cầu, chưa kịp thời tháo gỡ các khó khăn trong việc chồng lấn các quy hoạch. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp; tình trạng trễ hạn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính còn xảy ra, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đất đai. 

An ninh, trật tự xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp có chiều hướng gia tăng. Xảy ra sạt lở đất gây thiệt hại về người và tài sản (lũy kế 8 tháng, xảy ra 2 vụ sạt lở đất, làm 3 người chết), trẻ em bị tai nạn đuối nước ở một số địa phương vẫn xảy ra (lũy kế 8 tháng, toàn tỉnh xảy ra 8 vụ, làm 13 trẻ bị đuối nước).

Lãnh đạo các địa phương trình bày khó khăn và đề xuất kiến nghị

Lãnh đạo các địa phương trình bày khó khăn và đề xuất kiến nghị

Theo Báo cáo thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công: Đến ngày 31/8/2024, số vốn đã giải ngân 1.875 tỷ đồng/7.983,966 tỷ đồng, đạt 23,5% kế hoạch (thấp hơn cùng kỳ 7,6% kế hoạch); trong đó: Kế hoạch vốn năm 2024, đã giải ngân  1.773,6 tỷ đồng/6.940,487 tỷ đồng, đạt 25,6% kế hoạch (thấp hơn cùng kỳ 5,4% kế hoạch); Kế hoạch vốn năm 2023 được phép kéo dài và thực hiện đến ngày 31/12/2024, đã giải ngân 101,4/1.043,479  tỷ đồng, đạt 9,7% kế hoạch (thấp hơn cùng kỳ 22,4% kế hoạch).

Ông Hoàng Sĩ Bích – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giải đáp các vấn đề liên quan đến các Dự án Hồ thuỷ lợi, dịch bệnh...

Ông Hoàng Sĩ Bích - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giải đáp các vấn đề liên quan đến các dự án hồ thuỷ lợi, dịch bệnh...

Nguyên nhân giải ngân chậm được xác định cụ thể, trong đó: 24 dự án vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; 13 dự án chưa lựa chọn nhà thầu thi công; 10 dự án thiếu nguyên vật liệu, đất đắp; 5 dự án đang thực hiện điều chỉnh dự án; 3 dự án trọng điểm không có khả năng giải ngân.

Ngoài ra, còn một số dự án gặp vướng mắc khi thực hiện do quy định về quy hoạch khoáng sản, vị trí đổ thải và quy định lập quy hoạch chi tiết đối với các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo công trình (trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc…); Đề án trồng rừng, Đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Đà Lạt và 21 dự án đang thực hiện, nhưng chưa đến điểm dừng kỹ thuật để nghiệm thu, giải ngân…

Báo cáo cũng đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 cho từng nhóm các nguyên nhân; cũng như đề xuất các sở ngành phối hợp giải quyết ách tắc, tháo gỡ khó khăn…

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Huỳnh Ngọc Hải giải đáp các nội dung liên quan đến đo đạc bản đồ địa chính, chồng lấn quy hoạch khoáng sản, thiếu đất đắp, Bauxit Bảo Lâm, bảng giá đất, đấu thầu…

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Huỳnh Ngọc Hải giải đáp các nội dung liên quan đến đo đạc bản đồ địa chính, chồng lấn quy hoạch khoáng sản, thiếu đất đắp, Bauxit Bảo Lâm, bảng giá đất, đấu thầu…

Giám đốc Sở Xây dựng Lê Quang Trung trình các quy định về Quy hoạch chi tiết, chặt cây, xây đường…

Giám đốc Sở Xây dựng Lê Quang Trung trình bày các quy định về Quy hoạch chi tiết, chặt cây, xây đường…

Chủ tịch UBND 12 huyện, thành trong tỉnh trình bày những khó khăn, vướng mắc, tập trung vào những nguyên nhân đã được nêu trong Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, là các vướng mắc trong quy hoạch chi tiết, quy hoạch khoáng sản chưa được giải quyết dẫn đến các công trình, dự án không thể triển khai… Các vấn đề về sụt lún, sạt trượt cũng được nhiều địa phương đề xuất hỗ trợ…

Lãnh đạo các sở ngành Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải đáp và đề xuất các giải pháp về những nội dung đề xuất từ các địa phương…

Ông Phạm Triều - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lâm Đồng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh qua công tác giám sát của UBMTTQVN tỉnh

Ông Phạm Triều - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh qua công tác giám sát của Mặt trận tỉnh

Ông Phạm Triều - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao nỗ lực của UBND tỉnh Lâm Đồng trong 8 tháng không có Chủ tịch UBND tỉnh. Ông nhận định: Vướng về giải ngân vốn đầu tư công là chủ yếu do giải phóng mặt bằng. Đối với quy định phải có quy hoạch chi tiết, ông Triều đề xuất đối với các công trình riêng lẻ với diện tích nhỏ có thể vận dụng (luật cho phép) dựa vào mặt bằng tổng thể đã được phê duyệt…

Đối với Dự án xây dựng hồ chứa nước Ta Hoét - Đức Trọng còn vướng mắc giải phóng mặt bằng, ông Triều đề nghị chính quyền phải đối thoại và giải quyết ngay các vướng mắc vì người dân đang bắt đầu chuẩn bị xuống giống vụ hoa Tết, việc chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhân dân…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phúc phát biểu tại Hội nghị về các lĩnh vực ông phụ trách

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc phát biểu tại Hội nghị về các lĩnh vực phụ trách

Vấn đề Quy hoạch phải làm cho xong, từ đầu năm đến giờ cứ quy hoạch này chờ quy hoạch kia vì chồng lấn. Theo ông Triều, quan trọng nhất là phân định 3 loại rừng, cần sớm thực hiện để tránh hệ lụy (để có phương án quản lý bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng…). Lâm Đồng đã xây dựng nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh, công nhân nông nghiệp… nên đã đến lúc phải xây dựng sàn giao dịch nông sản để phục vụ kinh tế - xã hội.

Vấn đề xoá nhà tạm, hiện có huyện Đạ Huoai đã đăng ký kế hoạch xoá nhà tạm. Các địa phương cần xây dựng phương án để trong tháng 9, Ủy ban MTTQ Việt Nam sẽ thực hiện phân bổ hết nguồn vốn 64 tỷ…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S phát biểu tại Hội nghị về các lĩnh vực ông phụ trách

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S phát biểu tại Hội nghị về các lĩnh vực phụ trách

Kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái, đánh giá: Tình hình 8 tháng đầu năm của tỉnh Lâm Đồng bị ảnh hưởng do không có người đứng đầu. Tuy nhiên, các sở ngành, địa phương đã rất nỗ lực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn nỗ lực gánh vác các hoạt động trong 8 tháng qua của các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương. 4 tháng còn lại, còn phải hoàn thiện bộ máy tổ chức đến cấp huyện, nhưng Chủ tịch UBND tỉnh mong lãnh đạo các sở, ngành, các cán bộ viên chức nỗ lực hơn, cố gắng hơn, trách nhiệm hơn… để bù vào 8 tháng trước để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội với tinh thần Lâm Đồng vượt mọi khó khăn và hướng đến tương lai tốt hơn…

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái phát biểu kết luận Hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái phát biểu kết luận Hội nghị

Trước những vấn đề còn tồn đọng như thi hành án, thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công rất chậm, các thủ tục hành chính liên quan đến đến đất đai, quy hoạch chi tiết còn rất khó khăn…, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cách làm việc nên thay đổi, vận dụng các quy định hiện có để giải quyết,  nhất là những vấn đề liên quan đến Quy hoạch khoáng sản trên tinh thần đối mặt trực tiếp không né tránh…

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái giao Văn phòng UBND tỉnh phải là đầu mối kết nối các sở, ngành giải quyết các vấn đề cấp bách liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, quy hoạch, nhóm các dự án của doanh nghiệp… Đồng thời, Văn phòng UBND tỉnh phải thực hiện tốt công tác hậu kiểm các nội dung đã triển khai.

Sở Tài nguyên Môi trường sớm tổng hợp các vướng mắc liên quan đến các nhóm dự án quốc gia, nhóm dự án của tỉnh và nhóm dự án dân sinh… để tỉnh có kế hoạch xin phép làm việc với Bộ Tài nguyên Môi trường… Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ trực tiếp chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến Quy hoạch khoáng sản

Lượt xem: 138